Nấm âm đạo là hiện tượng phổ biến ở các chị em phụ nữ, nhất là bà bầu đang mang thai. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ rất dễ gây nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Vậy làm thế nào để phòng ngừa nấm âm đạo khi mang thai? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó, cùng tham khảo nhé!
Nguyên nhân gây nấm âm đạo
Khi mang thai, sự thay đổi của hormon trong cơ thể mẹ bầu đã tạo điều kiện cho sự phát sinh vi khuẩn ngày càng gia tăng. Lúc này, nồng độ hormon estrogen của mẹ tiết ra nhiều glycogen nên đã giúp cho các vi khuẩn có cơ hội phát sinh ở đó.
Theo nghiên cứu cho thấy việc khiến vi khuẩn phát triển nhanh ở thành âm đạo một phần còn do tác động của hormon estrogen ảnh hưởng trực tiếp lên nấm men. Bên cạnh đó, việc ăn uống không khoa học hay luôn bị stress, căng thẳng cũng có tác động không nhỏ trong việc gây ra viêm nhiễm nấm âm đạo.
Một nguyên nhân nữa không thể không kể đến đó là do mẹ bầu dùng quá nhiều thuốc kháng sinh hoặc dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài, điều này có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn bình thường trong âm đạo của bạn và gây ra hiện tượng nhiễm nấm.
Theo thống kê, đã có 70% phụ nữ đã mắc phải căn bệnh này ít nhất 1 lần và dù là bất kỳ nguyên nhân nào đi nữa nhưng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời căn bệnh này thì sẽ gây nên những hậu quả khó lường tới và ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi.
Dấu hiệu của nhiễm nấm âm đạo
Khi bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức, nóng rát và thấy âm đạo đỏ, môi âm hộ có thể sưng lên hay các hiện tượng về tiết dịch âm đạo có màu trắng, không mùi hoặc có thể bạn bị đau rát khi quan hệ tình dục hay đi tiểu thì có thể bạn sắp phải đối mặt với hiện tượng viêm nhiễm nấm âm đạo. Khi có những biểu hiện này, bạn không nên dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất là nên đi khám chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa nấm âm đạo khi mang thai
Do nấm men thường phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm nên nguyên tắc quan trọng đầu tiên mẹ cần thực hiện trong việc phòng ngừa nấm âm đạo khi mang thai đó là luôn giữ cho vùng sinh dục âm đạo được khô ráo và cân bằng hệ môi trường trong âm đạo. Để đạt được điều đó, mẹ cần lưu ý một số việc sau:
– Lưu ý không nên dùng chất khử mùi và mặc đồ lót quá chật, nên ưu tiên loại đồ lót có chất liệu cotton 100%, thấm hút tốt và thoáng khí.
– Sau khi tập luyện ra nhiều mồ hôi thì nên thay quần áo lót ngay. Việc ngủ không có đồ lót cũng là một gợi ý hay và không phải là chuyện đáng buồn cười vì nó có thể giúp vùng sinh dục của bạn được thở và tiếp xúc với không khí nhiều hơn sẽ rất tốt cho vùng âm đạo của bạn.
– Không nên tắm bồn tắm, vì những vi khuẩn trú ngụ trên bồn tắm mà bạn không thể xác định được sẽ rất dễ xâm nhập vào âm đạo và gây ra tình trạng viêm nhiễm cho bạn.
– Không nên dùng các thuốc xịt vệ sinh phụ nữ cũng như các loại dung dịch vệ sinh mạnh vì nó có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
– Tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo trong thai kỳ, hãy dùng nước ấm rửa nhẹ nhàng từ trước ra sau vùng sinh dục.
– Không nên quan hệ nếu bạn đang trong tình trạng viêm nhiễm nấm, nếu quan hệ thì tốt nhất bạn nên dùng bao cao su cũng như vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
– Thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện ra những triệu chứng bất thường mà bà bầu sẽ gặp phải.
Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình, giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt, thay vào đó bà bầu có thể thường xuyên ăn sữa chua, vì điều này không chỉ giúp cơ thể mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch mà còn giảm được tình trạng viêm nhiễm âm đạo hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống bổ sung men vi sinh vào cơ thể nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé.
Xuân Nghi (t/h)
More Stories
Top 10 loại máy hút sữa tốt nhất dành cho các mẹ bỉm và bé
6 kỹ năng mẹ cần phải học khi con chào đời
Bật mí những bí quyết giúp mẹ lấy lại vóc dáng sau sinh