T5. Th7 20th, 2023

Danh bạ công ty

Thông tin doanh nghiệp, danh bạ website

6 kỹ năng mẹ cần phải học khi con chào đời

me can phai hoc nhung ky nang nao khi con chao doi - 6 kỹ năng mẹ cần phải học khi con chào đời

Cho con bú đúng cách và đúng thời điểm sẽ giúp bé tiêu thụ được nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ tốt hơn

Việc cho bé bú, mặc tã hay vệ sinh cho trẻ là ba trong những kỹ năng mẹ cần phải học khi con chào đời, nhất là đối với phụ nữ mới làm mẹ lần đầu, các công việc chăm sóc con tưởng dễ nhưng không phải dễ đâu nhé. Ngoài sự cẩn thận khéo léo thì mẹ cần phải biết thêm kỹ năng thì việc chăm sóc con mới dễ dàng hơn.

Để giúp các chị em mới làm mẹ lần đầu không phải lúng túng trong việc chăm sóc bé yêu nhà mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về những kỹ năng cần thiết trong việc chăm sóc bé, cùng tìm hiểu nhé!

1. Kỹ năng cho bé bú

Cho con bú đúng cách và đúng thời điểm sẽ giúp bé tiêu thụ được nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ tốt hơn
Cho con bú đúng cách sẽ giúp bé thoải mái và tiêu thụ được nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ tốt hơn

Mỗi một trẻ sơ sinh sau khi chào đời đều có bản năng là bú mẹ, vì vậy các bà mẹ cũng dễ dàng hơn cho bé bú mà không cần phải hướng dẫn hay chỉ bảo bé. Tuy nhiên, việc cho bé bú không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn đòi hỏi ở mẹ về cách bế bé khi cho bé bú và thời gian cho bé bú.

Khi nắm được điều này, mẹ mới có thể đảm bảo được nguồn dinh dưỡng cũng như quá trình chăm sóc trẻ tốt hơn. Với kỹ năng này, mẹ có thể tham khảo ở những phương tiện truyền thông, mạng internet, hay người thân, bạn bè để tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân và có cách chăm sóc cho bé yêu được tốt hơn.

2. Kỹ năng mặc tã cho bé

Việc mặc tã cho bé cũng là kỹ năng mẹ cần phải nắm vững, nếu không mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thay tã cho bé đấy. Điều đó không chỉ khiến bé thêm khó chịu mà mẹ cũng gặp nhiều rắc rối và mất rất nhiều thời gian để làm công việc này.

Chính vì thế, để biết cách mặc tã cho bé một cách nhanh gọn mà vẫn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho bé thì mẹ đừng bỏ qua kỹ năng tưởng đơn giản nhưng không hề dễ dàng này nhé.

3. Kỹ năng nói chuyện với bé

Mẹ có kỹ năng nói chuyện với bé sẽ giúp bé
Kỹ năng nói chuyện với bé sẽ giúp bé nhanh chóng phát triển các giác quan cũng như nhận thức

Khi nhắc đến kỹ năng này có vẻ là hơi nghịch lý và buồn cười bởi đó là bản năng sẵn có ở mỗi người. Thế nhưng trên thực tế, nếu mẹ có kỹ năng nói chuyện với con ngay từ những năm tháng đầu đời thì không chỉ là sợi dây kết nối tình mẫu tử một cách dễ dàng  mà còn giúp bé phát triển các giác quan cũng như nhận thức một cách thuận lợi hơn.

4. Kỹ năng vệ sinh thân thể cho bé

Vệ sinh thân thể không chỉ giúp bé luôn sạch sẽ, thoải mái mà còn tránh được một số bệnh phát sinh do vi khuẩn xâm nhập. Chính vì vậy, kỹ năng vệ sinh thân thể cho trẻ mẹ không nên bỏ qua và cần nắm vững những điểm cơ bản sau, đó là khi tiếp xúc với bé, mẹ cần rửa tay sạch sẽ, khi tắm cho bé, mẹ cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết và biết cách tắm, đỡ bé sao cho được an toàn.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý việc thay tã  để tránh tình trạng hăm tã ở trẻ cũng như làm cho bé ngứa ngáy do chất thải ở tã bỉm đem lại. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý ở những điểm nhạy cảm như mắt, rốn bé để có cách vệ sinh sạch sẽ và an toàn cho bé.

5. Kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho bé

Kỹ năng này đòi hỏi ở người mẹ phải nắm được các biểu hiện bất thường như nôn trớ, vàng da, sốt, quấy khóc… để kịp phản ứng và cho bé đi khám tùy theo bệnh trạng của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên quên lịch tiêm phòng để cho bé đi khám, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Mẹ cần đưa bé đi tiêm phòng đúng lịch để đảm bảo sức khỏe của bé
Mẹ cần đưa bé đi tiêm phòng đúng lịch để đảm bảo sức khỏe cho bé

6. Kỹ năng về giữ ấm thân nhiệt cho trẻ

Sau khi sinh, sức đề kháng của bé còn rất yếu cộng thêm làn da mỏng manh và dễ bị tác động bởi những môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ quấn quá nhiều lớp vải để bé bị nóng quá mức và dẫn đến tình trạng sốt hay việc trang bị cho bé quần áo mà quên đi vớ và đội mũ cho bé… Chính vì thế việc giữ ấm và theo dõi thân nhiệt cho bé là kỹ năng mẹ cần phải nắm vững để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường và cho trẻ đi điều trị kịp thời.

Thùy Chi (T/h)