Trẻ nhỏ bị nói ngọng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh. Vì vậy mẹ hãy là người sửa tật nói ngọng cho trẻ để bé yêu không gặp những trở ngại trong học tập và cuộc sống sau này.
Nguyên nhân trẻ bị nói ngọng.
– Thể chất chưa phát triển toàn diện có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nói ngọng.
– Do bản thân của trẻ quá nhút nhát sợ tiếp xúc và giao tiếp với mọi người nên tình trạng ngọng càng nghiêm trọng hơn.
– Trẻ nhỏ rất thích bắt chước, nếu người thân trong gia đình hoặc bạn trong lớp của bé bị nói ngọng bé sẽ có xu hướng học nói theo và dần dần cũng bị ngọng.
– Một nguyên nhân nữa là do yếu tố bệnh lý bên trong cơ thể của trẻ như vướng dây chằng ở lưỡi khiến lưỡi của trẻ không thể thè thẳng ra như bình thường được hoặc các chứng bệnh như viêm họng, sưng lợi, tắc mũi… cũng gây trở ngại cho việc phát âm của bé.
Mẹ hãy giúp con trẻ sửa tật nói ngọng.
– Cho con trẻ đi khám để kiểm tra hàm, họng, răng của trẻ có gặp vấn đề gì hay không và tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị ngọng.
– Không để bé bú tay trong miệng, vì điều này có thể tạo nên tật nói ngọng ở trẻ nhỏ. Hãy chú ý đến bé và nhắc nhở bé nhiều hơn để bé từ bỏ thói quen cho tay vào miệng.
– Mẹ hãy có gắng giúp bé giữ bình tỉnh khi nói, điều chỉnh cho bé nói chậm lại và nghe bé diễn đạt hết câu chuyện, không ngắt lời bé. Hãy dành nhiều thời gian và cho bé cơ hội được trò chuyện với mẹ hàng ngày. Mẹ là người thân thiết nhất với con trẻ, đồng thời còn là người bạn của con nên rất dễ điều chỉnh cũng như dạy bé tập nói tốt hơn bao giờ hết.
– Âm nhạc luôn là liều thuốc hiệu quả cho tâm hồn trẻ thơ. Các mẹ nên dạy con trẻ học hát cũng là một phương pháp tốt cho trẻ nói ngọng. Việc bé bắt chước mẹ hát cũng là lúc bé đang tập phát âm lại cho chính xác. Hãy lựa chọn những bài hát đơn giản, hợp với lứa tuổi để hướng dẫn cho bé hát.
– Mẹ hãy cùng con yêu đứng trước gương và cùng phát âm một số từ và câu đơn giản để bé so sánh cấu hình miệng và tập làm theo mẹ trong khi phát âm trước gương.
– Nếu bé nhà bạn quá nhút nhát, hãy tạo cho bé nhiều cơ hội được giao tiếp và trò chuyện với nhiều người. Điều này sẽ giúp bé tự tin, học hỏi và tự điều chỉnh phát âm của mình.
– Mẹ tuyệt đối không nhại lại giọng của trẻ, sẽ khiến bé nhầm tưởng đây là điều thú vị và mẹ thích thú với cách nói này của trẻ.
– Nên cho con trẻ tập luyện phát âm và cơ miệng đều đặn. Mẹ hướng dẫn bé há miệng to và cùng nói rõ ràng những âm “A, B, C, D, O, U, I…”, lặp lại 5-7 lần. Có thể tăng dần mức độ phát âm cho trẻ thành các từ và các cụm từ để khả năng nói của trẻ tốt hơn.
– Mỗi ngày hãy đặt ra cho bé những câu hỏi và các câu đố chữ để bé cảm thấy thích thú hơn và luyện nói nhiều hơn.
– Mẹ nên giúp trẻ luyện cấu hình môi bằng cách cho một ống hút vào ly đồ uống để bé hút. Cách làm này sẽ tạo cơ hội cho trẻ dùng môi thay vì dồn hết áp lực vào răng. Đây là phương pháp thúc đẩy sức điều khiển tiếng nói giúp phát triển ngôn ngữ hiệu quả.
Hương Hoa (tổng hợp)
More Stories
Top 10 loại máy hút sữa tốt nhất dành cho các mẹ bỉm và bé
6 kỹ năng mẹ cần phải học khi con chào đời
Bật mí những bí quyết giúp mẹ lấy lại vóc dáng sau sinh